Tại sao vàng quan trọng với kinh tế thế giới

Giá vàng liên tục tăng giai đoạn gần đây. Bạn có tự hỏi vì sao lại thế?. Tại sao vàng quan trọng có ảnh hưởng không hề nhỏ tới nền kinh tế thế giới?

Tại sao vàng quan trọng với kinh tế thế giới

Hãy tưởng tượng vào năm 2019, bạn có trong tay một tỷ 8, số tiền này đủ để bạn có thể mua được một căn hộ 2 phòng ngủ 55m². Nhưng chín năm sau, căn hộ đó đã độ giá lên ba tỷ. Giờ thì một tỷ 8 của bạn, toàn bộ tích góp, công sức lao động bấy lâu nay, cũng chỉ có thể mua được hơn một nửa căn nhà mà thôi.

Tuy nhiên, trong năm năm đó, nếu bạn gửi tiền của mình vào ngân hàng thì sao? Liệu lãi suất có đủ bù đắp cho phần còn thiếu? Mình tạm thời lấy lãi suất gửi tiết kiệm của Vietcombank trung bình vào năm 2019 là 6,8%, giả sử tích cực nhất là mức lãi suất này duy trì suốt năm năm thay vì còn có 4% như hiện tại, thì đến 2024, một tỷ 8 của bạn sẽ nở ra thành 2 tỷ rưỡi. Dù số tiền của bạn tăng gần 40%, thì rất tiếc, số tiền này vẫn chưa đủ để mua căn hộ của Vinhomes.

Vậy nếu theo cách truyền thống nhất mà các cụ bấy lâu nay vẫn làm, là mua vàng tích trữ, thì liệu có khả quan hơn hay không? Đây là biến động của giá vàng trong suốt năm năm qua, bạn có thể thấy giá vàng đã tăng gấp 2 lần, nghĩa là nếu bạn dùng hết một tỉ 8 để mua vàng, thì số tiền hiện có sẽ tương đương với ba tỉ 6. Cuối cùng, thì cũng có cách để 1,8 tỷ vào năm 2019 vẫn có thể mua được căn hộ vào 2024 rồi.

Đây chính là cách mà vàng bảo vệ tài sản cho bạn, cũng là lý do khiến vàng luôn là một phương tiện lưu trữ tài sản quan trọng bậc nhất trong lịch sử loài người, dù chứng kiến bao thăng trầm của kinh tế và chính trị.

Vậy, vì sao vàng lại luôn giữ được giá trị của mình như vậy? Có ba yếu tố chính:

  1. Vàng là phương tiện để trao đổi từ ngàn xưa,
  2. Bản thân vàng luôn có giá trị nội tại
  3. Vàng là một kim loại khá hiếm trên Trái Đất.

Vậy tại sao vàng quan trọng với kinh tế thế giới?

1. Lưu trữ giá trị: Vàng được coi là một tài sản trú ẩn an toàn, có khả năng giữ vững giá trị trong thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc lạm phát. Điều này khiến vàng trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn bảo vệ tài sản của mình.

2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Vàng thường có xu hướng biến động giá ngược chiều với các loại tài sản khác như cổ phiếu hay trái phiếu. Vì vậy, việc đầu tư vào vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tăng tính ổn định cho toàn bộ danh mục.

3. Thanh khoản cao: Vàng là một tài sản có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng mua bán trên thị trường toàn cầu. Điều này cho phép các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi vàng thành tiền mặt khi cần thiết.

4. Nhu cầu công nghiệp: Vàng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như điện tử, y tế và hàng không vũ trụ do có tính dẫn điện tốt, khả năng chống ăn mòn và các đặc tính vật lý độc đáo khác.

5. Dự trữ của ngân hàng trung ương: Nhiều quốc gia trên thế giới nắm giữ một lượng lớn vàng trong dự trữ ngoại hối của mình. Điều này giúp tăng cường niềm tin vào hệ thống tài chính quốc gia và tạo ra sự ổn định trong trường hợp khủng hoảng kinh tế.

Quan trọng hơn hết, vàng là một kim loại hiếm mà con người không thể làm nhân tạo. Theo ước tính, trái đất có hơn 244.000 tấn vàng và 2/3 chữ lượng này đã được khai thác từ những năm 1950. Vậy là cung vàng trên thế giới suốt nhiều năm gần đây dường như không thay đổi, nhưng nhu cầu tích trữ vàng luôn luôn tồn tại từ ngàn xưa, kể cả người ta có ý thức mình đang đầu tư hay là không, đặc biệt là giai đoạn nhiều bất ổn như hiện nay.

Không chỉ cá nhân, mà các chính phủ cũng có một nhu cầu rất lớn với dự trữ vàng. Cao trào nhất là vào 2022, các quốc gia đã tiếp trữ vàng với tốc độ chưa từng thấy, 864 tấn trong 6 tháng. Với tất cả những yếu tố trên, vàng trở thành một phương tiện bảo vệ tài sản cho dân chúng suốt 5.000 năm nay là như thế. Nhưng với nền văn minh của thế kỷ 21, của cách mạng 4.0 và công nghệ AI, sẽ có một loại tài sản nào khác có thể thay thế cho vàng hay không?

14-05-2024
Author: Dich Thu Nguyệt