3 Chiến Lược Chia Sẻ Nội Dung | Đánh bại thuật toán mạng xã hội

Viết bài xong một Seoer phải làm gì tiếp theo để đẩy bài viết lên top?. Chắc chắn là chia sẻ nội dung rồi. Tuy nhiên bạn cần biết cách chia sẻ nó một cách thông minh và hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 chiến lược giúp bạn tối ưu hóa việc lan tỏa nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.

Chiến Lược Chia Sẻ Nội Dung
Chiến Lược Chia Sẻ Nội Dung

Xem thêm: 12 Nơi Seoer Chia Sẻ Nội Dung đạt Hiệu Quả Cao

1. Hiểu hành trình của khách hàng

Bạn có biết mỗi khách hàng đều có một "hành trình" riêng khi tìm kiếm thông tin. Hành trình này bắt đầu từ lúc họ nhận thức vấn đề, sau đó là tìm hiểu, đánh giá giải pháp và cuối cùng là ra quyết định. Do đó biết được hành trình này là chìa khóa để bạn tạo ra nội dung phù hợp thu hút họ ở từng giai đoạn.

Thay vì mông lung không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể xem các mẫu "hành trình khách hàng" có sẵn trên Kiemtradaovan. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các "hành trình khách hàng" để từ đó chọn ra nôi dung chia sẽ trên các nền tảng mạng xã hội là nội dung gì.

2. Làm Chủ Mỗi Nền Tảng: Owned Asset Marketing

Chắc là bạn vẫn đang làm theo cách này đó là bê i nguyên link bài viết lên các mạng xã hội rồi cầu mong bài viết sẽ được viral. Khi viral xong khách hàng sẽ kéo vào website lườm lườm. 

Nhưng bạn biết không mỗi một nền tảng có một luật riêng. Ví dụ như facebook bạn sẽ thấy các chiến thần câu view không bao giờ để link ngay trong bài đăng mà họ sẽ để link trong phần bình luận.

Lý do là vì các nền tảng mạng xã hội ngày càng tập trung thu hút người dùng ở lại lâu hơn, họ không muốn bị mất traffic sang các nền tảng khác.

Vì vậy, thay vì chỉ chia sẻ link bài viết gốc, bạn nên tạo ra những nội dung độc đáo và có giá trị riêng cho từng nền tảng. Chiến lược này được gọi là Owned Asset Marketing (OAM).

Mục tiêu của OAM là cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết vấn đề ngay trên bài đăng mà không cần người đọc phải click vào link (zero-click content). Tuy nhiên, nếu nội dung hấp dẫn, họ sẽ tò mò tìm hiểu thêm và chủ động truy cập vào website của bạn.

Ví dụ, thay vì chỉ chia sẻ link bài viết dài trên blog, bạn có thể:

  • Tóm tắt nội dung hội thảo thành bài đăng ngắn trên LinkedIn.
  • Trích xuất một ý chính từ buổi webinar thành bài viết dạng "thread" trên Twitter.
  • Chuyển đổi bài viết hướng dẫn thành video ngắn trên YouTube.

3. Tạo "Chuyến Du Lịch" Kiến Thức: PR Topic Tour

Trong chiến lược PR Topic Tour, bạn sẽ chọn một chủ đề đang được quan tâm (trending topic) và tạo ra nội dung độc đáo liên quan đến chủ đề đó. Nội dung này có thể là dữ liệu nghiên cứu, bình luận chuyên gia, tài nguyên hữu ích...

Sau đó, bạn sẽ "lên sóng" nội dung này trên tất cả các kênh truyền thông có thể, từ podcast, báo chí đến các cộng đồng mạng xã hội. Càng được nhiều người biết đến trên các nền tảng khác nhau, bạn càng được công nhận như một chuyên gia trong lĩnh vực đó. Khi có nhu cầu tìm hiểu thêm, độc giả sẽ tự tìm đến website của bạn.

Mà traffic direct tức là người dùng tự search thương hiệu của bạn và tìm đến bán thì giá trị vô cùng trong seo.

Các bước triển khai PR Topic Tour:

  • Sử dụng Google News, các nền tảng mạng xã hội hoặc BuzzSumo để xác định chủ đề đang hot.
  • Tạo nội dung (có thể tận dụng tài liệu sẵn có và điều chỉnh cho phù hợp với từng kênh).
  • Tìm kiếm các điểm tiếp xúc với khách hàng tiềm năng như podcast, các trang báo uy tín, cộng đồng mạng xã hội... để giới thiệu nội dung của bạn.

Lưu ý: Mỗi nền tảng mạng xã hội có một cách thức hoạt động và đối tượng người dùng riêng. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ tính chất của từng kênh (LinkedIn, Facebook, diễn đàn...) để điều chỉnh nội dung và cách chia sẻ sao cho phù hợp.

Bằng việc áp dụng 3 chiến lược kể trên, bạn có thể tối ưu hóa việc chia sẻ nội dung, thu hút độc giả và gia tăng lượng truy cập đến website của mình. Chúc bạn thành công!

Sau khi đã có chiến lược thì đây là danh sách nơi chia sẻ nội dung đạt hiệu quả cao mà mình đã check rất kỹ.

19-04-2024
Author: Dịch Thu Nguyệt